Đầu bếp Nhật là nghề lương cao, nhiều cơ hội việc làm tại Việt Nam và cần có sự kiên nhẫn, thời gian tập luyện bền bỉ. Để trở thành đầu bếp Nhật Bản nổi tiếng, ngoài kỹ năng bếp, còn cần am hiểu cả nguyên liệu và văn hóa của đất nước mặt trời mọc.
Đầu bếp Nhật học nghề như thế nào?
Đầu bếp Nhật là 1 nghề khá được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Đặc biệt là nếu học viên mong muốn làm công việc bếp núc. Tuy vậy, hành trình để trở thành đầu bếp Nhật không hề dễ dàng.
Nếu học trong nước, người học có thể học tại các trường dạy nghề nấu ăn. Thời gian học ngắn hạn từ 4 – 6 tháng, hoặc dài hạn từ 1 – 2 năm tùy vào chương trình đào tạo. Học phí giao động từ 5 – 20 triệu VNĐ/ kỳ học.
Ngoài ra, còn 1 hình thức khác là người học có thể học qua con đường “thầy trò” bằng cách làm việc tại các nhà hàng Nhật Bản, đi từ vị trí học việc lên. Hình thức này có thể được học trực tiếp từ các bếp trưởng uy tín và kinh nghiệm, tuy vậy cần sự kiên trì, nỗ lực học hỏi và có thể mất đến vài năm để “ra nghề”.
Ngoài ra, nếu có điều kiện tài chính, học viên có thể cân nhắc xuất ngoại học tập tại Nhật Bản, tại các trường đào tạo nấu ăn uy tín. Tuy vậy, hình thức này có thể có chi phí học tập khá cao, từ 100.000 – 300.000 Yên Nhật mỗi tháng, và thời gian học có thể lên đến 2 – 4 năm.
Bù lại, lương của đầu bếp Nhật khá cao. Tại Việt Nam, đầu bếp Nhật có thể có mức lương cơ bản 8 – 15 triệu đồng / tháng. Với bếp trưởng, con số có thể lên đến hơn 30 triệu đồng, chưa kể các khoản hoa hồng, tiền tips… của thực khách. Tương tự tại Nhật, mức lương đầu bếp Nhật cũng đạt từ 180.000 – 300.000 Yên/tháng với đầu bếp lành về và từ 400.000 – 600.000 Yên/Tháng với bếp trưởng.
Đầu bếp Nhật – đại diện cho phẩm chất, kinh nghiệm và sự sáng tạo không ngừng
Ẩm thực Nhật Bản vốn nổi tiếng với sự tinh tế, thanh tao và đề cao tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, đầu bếp nhật cũng phải là người dày dạn kinh nghiệm, am hiểu nguyên liệu và bề dày văn hóa trong mỗi món ăn. Các sáng tạo của đầu bếp Nhật thường là sự nâng cấp của hương vị, nguyên liệu và ý nghĩa truyền thống.
Thường khi đi ăn đồ Nhật, thực khách không chỉ muốn ăn, mà còn muốn trải nghiệm văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Chính vì vậy, đầu bếp Nhật phải đóng vai trò là cầu nối văn hóa, truyền tải các trải nghiệm thông qua món ăn. Ngoài các kỹ năng như cắt tỉa, sơ chế, đầu bếp cũng cần nắm các công thức nấu ăn truyền thống và văn hóa, lịch sử ẩm thực Nhật Bản.
Ngoài ra, vì đặc thù món Nhật là đề cao nguyên liệu, trình bày đẹp mắt, đầu bếp còn cần có thẩm mỹ, sức sáng tạo và khả năng kết hợp nguyên liệu độc đáo. Quá trình này cần có tính tỉ mỉ, cẩn trọng, tuân thủ các quy tắc, quy trình kỹ lưỡng để đảm bảo trải nghiệm trong lúc trình bày.
Vì coi trọng tính truyền thống, vậy nên dù học nghề bếp Nhật, không phải ai cũng có thể trở thành 1 đầu bếp được người trong nghề nể trọng. Để làm được điều đó, đặc biệt khi là người Việt, cần có sự học hỏi chính tông và thành tựu được giới chuyên môn Nhật Bản công nhận. Chef Fuku Nguyễn – bếp trưởng hệ thống nhà hàng Buffet Nhật Bản OKITA là 1 người như vậy khi vinh dự là người Việt Nam đầu tiên đạt huy hiệu vàng Taste of Japan – giải thưởng danh giá nhất cho người nước ngoài nấu món ăn truyền thống Nhật Bản
Chef Fuku Nguyễn và hành trình trở thành cầu nối ẩm thực Việt – Nhật
Chef Fuku Nguyễn là người có đam mê to lớn với ngành ẩm thực, và anh đã lên đường tu nghiệp tại Nhật Bản, học hỏi tại các nhà hàng Nhật Bản uy tín và được đào tạo trực tiếp bởi danh công Tomisawa. Năm 2021, Chef Fuku Nguyễn vinh dự đạt giải thưởng Taste of Japan, 1 thành tựu khẳng định tài năng và sự cống hiện của anh với ẩm thực Nhật Bản.
Sau khi trở về Việt Nam, Chef Fuku Nguyễn đã trở thành bếp trưởng nhà hàng Okita – Đại tiệc Buffet Nhật Bản với thực đơn hơn 200 món ăn đặc sắc. Nơi đây đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích ẩm thực Nhật Bản và mong muốn khám phá văn hóa độc đáo của xứ hoa anh đào, do chính “đầu bếp huy hiệu vàng” truyền tải.
Đặt bàn online https://datban.okitabuffet.vn